Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho gà bị yếu chân. Đó có thể đến từ môi trường, cách sinh hoạt hoặc bẩm sinh. Mỗi nguyên nhân của bệnh sẽ có cách trị khác nhau, hôm nay mời bạn tham khảo chi tiết bài viết để tìm ra phương pháp phù hợp nhé.
Các nguyên nhân khiến gà bị yếu chân và cách chữa trị
Gà bị yếu chân sẽ làm giảm khả năng di chuyển của chủ thể, ngoài ra nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều bộ phận khác. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân phổ biến và cách trị gà bị yếu chân đơn giản, mời anh em tham khảo.
Gà bị yếu chân do thiếu dinh dưỡng
Đây là một trong những trường hợp khá phổ biến, theo ước tính hiện nay ở nước ta có tới 5% gà bị yếu chân do thiếu chất dinh dưỡng. Bạn có biết thời điểm quan trọng cơ thể gà cần được bổ sung không? 1 tháng tuổi là giai đoạn gà cần được thu nạp đầy đủ các dưỡng chất vào cơ thể để phục vụ cho sự phát triển toàn diện.
Nếu lúc này chủ sở hữu không cung cấp đầy đủ các thực phẩm tương ứng với chất cần thiết thì cơ thể gà sẽ bị ảnh thưởng đặc biệt là đôi chân. Một vài bệnh thường thấy khi gà thiếu dinh dưỡng ở giai đoạn này là yếu chân, chậm lớn, cánh yếu…
Vậy để đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của gà con thì trong những giai đoạn đầu chúng ta cần chuẩn bị các dưỡng thể cần thiết đặc biệt là vitamin, khoáng, kẽm… Đây là những hoạt chất giúp hệ khung xương của con vật phát triển mạnh mẽ, đảm bảo sức khỏe sau khi trưởng thành.
Gà bị yếu chân do nhiễm bệnh Marek
Đối với những gia đình, hộ chăn nuôi thì chắc hẳn bệnh Marek không còn quá xa lạ. Đây là một bệnh dịch liên quan tới đường xương khớp của động vật.
Dấu hiệu của bệnh Marek ở gà
- Gà ở giai đoạn từ 8 cho tới 24 tuần tuổi rất dễ mắc bệnh.
- 2 chân có hiện tượng đi không, thường có xu hướng choãi về phía trước nhiều.
- Gà thường xuyên trong trạng thái ủ rũ, chán ăn, cánh sã xuống đất.
- Một số con trong đàn có hiện tượng chết đột ngột, tự nhiên lăn ra chết mặc dù không có yếu tố nào bên ngoài tác động.
- Mắt con vật lờ đờ, phản xạ kém do virus bệnh đã lây lan tới nhiều bộ phận trong cơ thể.
Đây là bệnh dịch khá nguy hiểm chúng khiến gà bị yếu chân, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan trong cơ thể và cả đàn gà. Hiện nay loại bệnh này đã có thuốc đặc trị, tuy nhiên người nông dân vẫn cần chú ý tới việc bổ sung thức ăn tăng đề kháng cho cơ thể gà.
Thuốc đặc trị bệnh gà bị yếu chân
Dưới đây là 3 loại thuốc chữa trị được các chuyên gia thú y khuyên dùng:
- Lấy 1 gam Genta-costrim hoà vào 2 lít nước, sau đó trộn vào đồ vào 1,5kg đồ ăn, sử dụng liên tục trong 3 ngày.
- Hàm lượng 1 gam Neotesol trộn với 2kg thức ăn khô và sử dụng liên từ 3 cho tới 5 ngày để thấy hiệu quả.
- Lấy 1 gam Synavet sử dụng cho 1,5 kg thức ăn khô sau đó tiếp tục hoà 1 gam vào 2 lít nước, cho gà sử dụng trong 4 ngày.
Cách phòng chống gà bị liệt chân như thế nào?
Vậy để hạn chế bệnh dịch gà bị liệt chân chúng ta cần ghi nhớ những điều gì? Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn phòng chống loại bệnh này hiệu quả:
- Luôn về sinh chuồng trại sạch sẽ: Đây là điều kiện bắt buộc nếu bạn không muốn đàn gà của mình dính bất kỳ loại bệnh nào. Bởi virus gây bệnh thường đến từ không gian không sạch sẽ.
- Hãy phun thuốc sát khuẩn định kỳ cho chuồng trại: Đây cũng là một cách làm sạch, giúp chúng ta hạn chế được mầm mống gây bệnh.
- Nắm rõ quy trình và thời điểm tiêm phòng: Sức đề kháng từ cơ thể luôn giúp đàn gà khỏe mạnh, hãy tiêm phòng đầy đủ cho chúng nhé.
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết: Ngoài chuỗi thức ăn cơ bản thì bạn cần hỗ trợ thêm các thực phẩm cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng, sắt, kẽm… Đây là các chất giúp cơ thể của động vật có thể đẩy lùi được mầm mống gây bệnh.
- Chọn giống gà chất lượng: Việc chọn lựa giống tốt vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới 70% sự thành công nên bạn hãy chú ý điều này. Các con giống đắt tiền chưa chắc đã tốt, bạn nên tìm hiểu về nguồn gốc của gà xem chúng có phù hợp với môi trường sống, khả năng thích nghi ra sao.
- Để nhanh chóng và kịp thời phát hiện gà bị yếu chân, bản thân cần chú ý tới đàn gà mỗi ngày. Hãy quan sát điểm bất thường ở mỗi con gà, bởi 1 con bị bệnh thì sẽ ảnh hưởng tới cả đàn.
Bài viết trên đây chúng tôi vừa đưa ra nguyên nhân và cách phòng bệnh gà bị yếu chân. Rất mong những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thể kinh nghiệm nuôi gà. Muốn biết thêm nhiều kỹ năng trong nuôi trồng mời bạn theo dõi website Alo789 của chúng tôi để cập nhật mỗi ngày nhé.